Chuyện lãnh đạo công ty du lịch “đi học lại”
Có thể hàng ngàn người là giám đốc, người phụ trách lữ hành phải đi học lại để bổ sung bằng cấp vì Luật Du lịch sửa đổi yêu cầu phải có bằng cao đẳng chuyên ngành lữ hành trở lên hoặc chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch thay vì chỉ cần 3 năm kinh nghiệm như luật hiện tại.
Thông tư 06/2017 ban hành ngày 15/12/2017 của Bộ VH-TT&DL quy định chi tiết một số điều Luật Du lịch 2017 nêu rõ: Từ 1-1-2019, người phụ trách kinh doanh các công ty lữ hành nội địa, quốc tế như chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc, giám đốc phải có bằng cấp cao đẳng (CĐ) chuyên ngành lữ hành trở lên. Quy định này dã làm khó cho nhiều lãnh đạo công ty du lịch và đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối của nhiều lãnh đạo các công ty du lịch.
Theo ANTV (Mời bạn xem thêm tại đây)
Trong Chương V về kinh doanh du lịch, dự thảo Luật Du lịch sửa đổi đang trình Quốc hội có quy định như trên. Trong trường hợp không có bằng cao đẳng chuyên ngành lữ hành trở lên thì người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế hoặc nội địa, tùy theo mảng đăng ký kinh doanh.
Bà Dương Mai Lan – giám đốc công ty du lịch Ascend đã có 20 năm kinh nghiệm trong ngành du lịch cũng cảm thấy thông tư này có quá nhiều bất cập và không hợp lý. Theo bà quy định về bằng cấp mới chỉ nên áp dụng đối với những công ty được cấp phép lữ hành mới, sắp thành lập. Còn với những công ty đã được cấp phép từ năm 2017 trở về trước thì không nên áp dụng, vậy sẽ hợp lý hơn, tránh gây xáo trộn hoạt động của Doanh nghiệp. (Mời bạn tham khảo tại đây)

Quy định lạ lùng, không giống ai
Quy định trên đang vấp phải sự phản ứng rất mạnh của các công ty du lịch, chuyên gia vì có nhiều bất hợp lý.
Nếu chiếu theo quy định tại Thông tư 06 thì chỉ có những người vừa tốt nghiệp có bằng cấp lữ hành, du lịch mới được điều hành công ty du lịch. Trong khi những người có kinh nghiệm nhiều năm lăn lộn trong nghề lại không được. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các nhà điều hành doanh nghiệp mà còn có thể gây ra một số bất cập trong việc tổ chức các lớp học và các kì thi.
Trước sự phản ứng quyết liệt của đa số các lãnh đạo công ty lữ hành, chỉ sau một thời gian ngắn, Thông tin đăng tải trên trang web chính thức vào ngày 4/11, Tổng cục Du lịch cho biết “đang rà soát, báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn Hóa-Thể Thao & Du Lịch sửa đổi một số điều của Thông tư 06, theo tinh thần đảm bảo những người tốt nghiệp có học các chuyên ngành du lịch, lữ hành, sẽ được công nhận đủ điều kiện là người phụ trách kinh doanh lữ hành”.
Thông báo mới từ Tổng cục Du lịch cho thấy cơ quan quản lý sẽ chấp nhận cho người nào có học du lịch, lữ hành trước năm 2009 đủ điều kiện là người phụ trách kinh doanh lữ hành dù trên bằng không ghi đúng bảy chuyên ngành như Thông tư 06 đã hướng dẫn.

Liệu bằng cấp có giúp doanh nghiệp tốt hơn?
Thông tư này được ban hành từ năm 2017, bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2019 tức là chưa đến ngày triển khai đã nhận được rất nhiều ý kiến phản đối từ các quản lý công ty lữ hành. Như vậy, chỉ sau vài tuần được báo chí phản ánh, một văn bản quy phạm pháp luật với những điều khoản bắt buộc đã thay đổi hoàn toàn.
Có thể thấy rằng, thông tư 06/2017 của Bộ VH – TT& DL đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các lãnh đạo của các công ty lữ hành, buộc họ phải bổ sung chứng chỉ. Quy định này chưa phù hợp với thực tế rằng vì nhiều người đứng đầu công ty lữ hành tuy không đáp ứng được yêu cầu về bằng cấp nhưng họ đã có rất nhiều thâm niên trong việc điều hành và quản lý công ty của mình, thậm chí còn là những chuyên gia truyền đạt lại kiến thức cho các sinh viên chuyên ngành du lịch.
Thông tư 06/2017 chỉ là một trong nhiều ví dụ văn bản quy phạm pháp luật không thể thực hiện được do thiếu tính thực tiễn. Đối tượng áp dụng thông tư này chỉ là một bộ phận người làm du lịch, lữ hành tuy nhiên trước khi thông tư có hiệu lực, nó đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối, gây hoang mang cho hàng ngàn “sếp” công ty lữ hành và khó hiểu đối với nhiều người quan tâm đến vấn đề này. Và chính từ sự phản đối từ những người trong cuộc nên thông tư 06/2017 cần phải thay đổi cho phù hợp thực tiễn./.