Hành lang pháp lý để du lịch phát triển

Hành lang pháp lý để du lịch phát triển

Nhằm thúc đẩy du lịch phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động du lịch; tạo điều kiện thuận lợi, môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp du lịch; tăng cường tính chuyên nghiệp của hoạt động hướng dẫn; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của khách du lịch, Quốc hội đã ban hành Luật Du lịch mới, có hiệu lực từ ngày 01/1/2018.

Hành lang pháp lý để du lịch phát triển
Hành lang pháp lý để du lịch phát triển
Luật Du lịch 2017 có 9 chương, 78 điều, giảm 2 chương, 10 điều so với Luật Du lịch năm 2005.  Luật Du lịch 2017 được sửa đổi lần này với mục đích thúc đẩy du lịch phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động du lịch; tạo điều kiện thuận lợi, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp du lịch; tăng cường tính chuyên nghiệp của hoạt động hướng dẫn; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của khách du lịch. Luật du lịch sửa đổi đã được bố cục theo hướng hợp lý hơn so với Luật du lịch trước đó, trong đó có các quy định về khách du lịch; tài nguyên du lịch; quy hoạch phát triển du lịch; khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch và đô thị du lịch; hoạt động kinh doanh du lịch; xúc tiến du lịch; hợp tác và hội nhập quốc tế về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. (Mời bạn xem thêm tại đây)

Băn khoăn về những điểm còn tồn tại trong Luật du lịch (sửa đổi), đại diện cơ sở đào tạo này, nêu ý kiến về việc cần làm rõ những điều kiện để cấp thẻ hành nghề cho hướng dẫn viên du lịch. Xác định hướng dẫn viên du lịch có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải thông tin văn hóa, lịch sử, kết nối các dịch vụ du lịch, chăm sóc khách du lịch góp phần nâng cao hình ảnh của quốc gia, địa phương, điểm đến, sự hài lòng của khách du lịch, Luật Du lịch 2017 điều chỉnh, bổ sung quy định về điều kiện hành nghề và điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch như sau:

Hành lang pháp lý để du lịch phát triển
Hành lang pháp lý để du lịch phát triển
– Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định chặt chẽ hơn: Ngoài việc có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, hướng dẫn viên cũng có thể hành nghề hướng dẫn nếu có hợp đồng với lao động với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch. Bên cạnh đó khi đi hướng dẫn cho một đoàn cụ thể thì hướng dẫn viên cần có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công nhiệm vụ hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch, khu du lịch. Quy định này cũng góp phần ngăn ngừa việc hướng dẫn viên thực hiện hành vi kinh doanh dịch vụ du lịch “chui” trong thực tiễn.
– Điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế được điều chỉnh từ trình độ cử nhân thành trình độ cao đẳng để phù hợp với nhu cầu thực tiễn của khách du lịch, của người lao động và yêu cầu của công tác quản lý. Việc quy định điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế với trình độ cao đẳng sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu hướng dẫn viên du lịch, đặc biệt với một số ngôn ngữ trong một số thời điểm.

Ông Vũ An Dân – Phó chủ nhiệm phụ trách – Khoa Du lịch- Viện ĐH Mở Hà Nội cho biết: Trong điều chỉnh mới cũng có vấn đề, khiến cho các cơ sở đào tạo có cảm giác băn khoăn, đó là tất cả sinh viên đã tốt nghiệp Đại học về chuyên ngành đào tạo hướng dẫn, vẫn phải có chứng chỉ nghề. Như vậy tôi có cảm giác, nỗ lực đào tạo của các sở đào tạo, có vẻ như chưa được công nhận, nếu như bám theo từ ngữ của Luật du lịch.

Hành lang pháp lý để du lịch phát triển
Hành lang pháp lý để du lịch phát triển
Hầu hết các doanh nghiêp, các chuyên gia du lịch đều đánh giá cao vai trò và sự cần thiết của Luật Du lịch (sửa đổi) đối với sự phát triển của ngành du lịch hiện nay. Luật Du lịch sửa đổi sau khi được Quốc hội thông qua và đưa vào thực thi, đã góp phần nào khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn và là cơ sở thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững. Thế nhưng, để tạo môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, một số doanh nghiệp cho rằng, cần phải làm tốt công tác quản lý, cấp phép hoạt động cho các đơn vị kinh doanh về dịch vụ lữ hành.

Bà Dương Mai Lan – Giám đốc Công ty cổ phần lữ hành dịch vụ Ascend Travel cho biết: Hiện nay, chúng ta đang có kinh doanh lữ hành quốc tế thì có giấy phép. Hiện nay, ở VN có hơn 1.500 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, nhưng với dịch vụ kinh doanh lữ hành nội địa thì cái giấy phép chúng ta lại không đòi hỏi. Như vậy sẽ dẫn đến việc, các cá thể chưa đủ điều kiện nhưng cũng cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì tôi thấy rất lo lắng. (Mời bạn xem thêm tại đây)

Hành lang pháp lý để du lịch phát triển
Hành lang pháp lý để du lịch phát triển
Theo đại diện Tổng cục Du lịch, nếu như theo trước đây, một trong những biện pháp tháo gỡ khó khăn là việc thành lập Qũy hỗ trợ phát triển du lịch. Việc làm này, nếu được thông qua, sẽ tăng thêm nguồn lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hợp tác công-tư trong phát triển du lịch. Theo quy định này, Luật du lịch sửa đổi đã được bổ sung như sau:
Đối với ngành Du lịch, việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch là cần thiết nhằm triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch trong nước và nước ngoài; hỗ trợ nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm du lịch; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch và hoạt động truyền thông du lịch trong cộng đồng, nâng cao chất lượng hoạt động du lịch.
Việc hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch đã được quy định tại Luật Du lịch 2005 nhưng còn chung chung, chưa cụ thể về nguồn thu, thiếu tính khả thi, nên 10 năm qua không thể thành lập được Quỹ.

Hành lang pháp lý để du lịch phát triển
Hành lang pháp lý để du lịch phát triển
Khắc phục bất cập này, Luật Du lịch 2017 đã quy định cụ thể về địa vị pháp lý, mục đích, nguyên tắc hoạt động của Quỹ. Đặc biệt, Luật đã quy định cụ thể hơn các nguồn thu, đảm bảo tính khả thi trong việc thành lập Quỹ. Theo đó, Quỹ được hình thành từ: (1) vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp, (2) Ngân sách nhà nước bổ sung hằng năm một phần trích từ nguồn thu phí tham quan, phí cấp thị thực và các giấy tờ có liên quan đến xuất nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài, (3) nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện, hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, (4) các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Định mức, tỷ lệ cụ thể do Chính phủ quy định chi tiết.
Ông  Hà Văn Siêu – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch VN nói: So với Luật 2005 đã đề cập đến vấn đề Qũy nhưng chưa thực hiện được, chưa đảm bảo tính khả thi. Giờ đây, phải làm sao, các bên liên quan, kể cả doanh nghiệp, kể cả điểm đến, khu du lịch đều có thể trở thành nguồn thu cho quỹ phát triển du lịch,  tạo cơ sở pháp lý trong việc thành lập Quỹ trong thời gian sắp tới.
Như vậy, chỉ với một vài đóng góp của giới chuyên môn đã cho thấy, để có một bộ Luật Du lịch sửa đổi hoàn thiện, còn cần có quá nhiều điều phải làm. Đông đảo cử tri kỳ vọng, với việc  sửa đổi, bổ sung vào Luật du lịch (sửa đổi) lần này, Quốc hội sẽ quyết định  thêm những chính sách phù hợp với việc phát triển du lịch hiện nay.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết:
x