Visa Schengen – Khó mà dễ!

Visa Schengen – Khó mà dễ!

Visa Schengen – Khó mà dễ! Schengen là hiệp ước về đi lại tự do do một số nước Châu Âu ký kết. Chỉ cần bạn xin được Visa Schengen là bạn đã có thể đi du lịch trên toàn thể các nước trong khối liên kết này, ngoài ra, một số nước Châu Âu khác như: Bulgaria, Belarus, Croatia, đảo Síp, Thổ Nhĩ Kỳ,… cũng miễn Visa khi bạn đã sở hữu Visa Schengen.

Việc xin visa Châu Âu hay Visa Schengen không phải là việc khó, tuy nhiên, nếu bạn không biết cách xin và một số típ hướng dẫn thì cũng không hề đơn giản. Vậy làm thế nào để có thể xin visa châu Âu một cách dễ dàng nhất?

Để bạn hiểu rõ và có sự chuẩn bị kĩ càng, Ascend Travel xin được hướng dẫn Chi tiết kinh nghiệm xin visa Châu Âu – Visa Schengen 2019 bạn nên biết.

Mời bạn xem thêm tại đây.

Visa Schengen - Khó mà dễ!
Visa Schengen – Khó mà dễ!

Thông tin chung về thị thực Châu Âu – Schengen

Visa Schengen là một trong những tấm visa quyền lực nhất thế giới. Chỉ cần tấm visa này, bạn có thể tự do vi vu 26 quốc gia thuộc khối Schengen: Áo, Bỉ, Phần Lan, Đan Mạch, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Luxembourg, Hà Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Italy, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Czech, Slovakia, Slovenia, Hungary, Na Uy, Iceland và Thụy Sĩ.

Trong trường hợp sẽ lưu trú tại nhiều quốc gia trong khối Schengen, cần nộp hồ sơ xin thị thực Schengen ngắn hạn tại cơ quan lãnh sự là “điểm đến chính” của chuyến đi.

Ví dụ: Tôi đặt vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam đến Pháp nên dĩ nhiên sẽ xin visa Pháp. Lưu ý, thông thường, bạn nên xin visa ở nước bạn bay đến đầu tiên.

Quốc gia được xem là “điểm đến chính” là quốc gia mà ở đó đương đơn sẽ thực hiện mục đích chính của chuyến đi.

Trong trường hợp, mục đích của chuyến đi đến các nước trong khối Schengen là giống nhau, thì quốc gia mà đương đơn lưu lại lâu nhất sẽ được xem là “điểm đến chính”.

Trong trường hợp cả mục đích chuyến đi lẫn thời gian lưu trú tại mỗi quốc gia đều giống nhau, Quốc gia “điểm đến chính” là nơi mà đương đơn sẽ đặt chân xuống đầu tiên.

Lưu ý: Thị thực Schengen không cho phép lưu trú tại các vùng trong Lãnh thổ Pháp tại hải ngoại. Nếu cần đến các vùng nêu trên, cần xin một visa đặc biệt.

Hẹn nộp hồ sơ

Đơn xin thị thực chỉ được chấp nhận khi đã thực hiện việc lấy hẹn qua số điện thoại 1900 6780 (từ thứ hai đến thứ sáu, chỉ áp dụng cho các cuộc gọi từ Việt Nam).

Visa Schengen - Khó mà dễ!
Visa Schengen – Khó mà dễ!

Thông tin cần biết

Đương đơn xin thị thực phải cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

Hồ sơ xin thị thực phải nộp sớm nhất 3 tháng hay trễ nhất 15 ngày trước ngày dự định đi.

Thời gian xem xét hồ sơ xin thị thực trung bình là 15 ngày.

Các dữ kiện sinh học (10 dấu vân tay và ảnh kỹ thuật số) được lấy tại thời điểm nộp hồ sơ.

Hồ sơ được xem xét dựa trên các giấy tờ do quý vị cung cấp. Tại quầy nhận hồ sơ, không yêu cẩu nộp thêm giấy tờ bổ sung. Nếu trong hồ sơ của quý vị thiếu một văn bản, có nghĩa là quý vị không thể hoặc không muốn cung cấp văn bản đó.

Việc hồ sơ không hoàn chỉnh có khả năng đưa đến quyết định từ chối cấp thị thực. Tuy nhiên, cung cấp đầy đủ các văn bản không bảo đảm đương nhiên được cấp thị thực.

Khi cần thiết, đương đơn có thể được mời đến phỏng vấn và được yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ.

Tất cả giấy tờ bằng tiếng Việt phải kèm theo bản dịch hợp lệ (có dấu công chứng của phòng tư pháp) sang tiếng Pháp hay tiếng Anh.

Các giấy tờ khi nộp phải có kèm theo bản sao (photocopie). Bản sao sẽ được ký xác nhận hợp lệ khi trình bản chính. Phòng visa chỉ giữ lại bản sao. Bản chính được trả lại ngay cho khách.

Các bản sao phải là cỡ giấy A4.

Không chấp nhận văn bản là fax hay e-mail.

Đương đơn phải tự lựa chọn loại thị thực mà mình muốn xin và cung cấp các giấy tờ chứng minh phù hợp. Theo đó, phòng thị thực sẽ xem xét hồ sơ. Quyết định cấp hay từ chối cấp thị thực được thành lập dựa trên nội dung hồ sơ mà đương sự đã nộp.

Visa Schengen - Khó mà dễ!
Visa Schengen – Khó mà dễ!

Danh sách giấy tờ cần cung cấp

Tất cả giấy tờ cần thiết chuẩn bị cho hồ sơ xin visa Schengen đều phải qua dịch thuật tiếng Anh và công chứng.

Giấy tờ cá nhân và form xin thị thực: Đối với đơn xin thị thực, bạn có thể tải mẫu từ bên cấp visa.

  1. Các văn bản không thể thiếu khi nộp hồ sơ

Mẫu đơn xin thị thực Schengen: điền rõ ràng, ghi ngày và ký tên

01 hình thẻ đáp ứng đủ các tiêu chí sau: ảnh chụp phần đầu của đương đơn, chụp từ phía trước mặt, chụp gần thời điểm nộp đơn, người trong hình giống người thực, khổ hình 3.5 cm x 4.5 cm, là hình màu trên nền trắng đồng màu (phông nền có màu không được chấp nhận), đầu để trần và chụp trong khoảng thời gian không quá 6 tháng.

Hộ chiếu có hiệu lực, được cấp không quá 10 năm, còn giá trị ít nhất ba tháng sau ngày rời khỏi lãnh thổ các nước thành viên Shengen hoặc phải còn hạn trên 6 tháng, còn ít nhất 2 trang trắng: Nộp bản chính và bản photo tất cả các trang thông tin và các trang có dấu (nếu có).

Nếu hộ chiếu của bạn từng đi các nước trong châu Âu; Anh, Mỹ và Australia hay Nhật và Hàn Quốc, tỷ lệ đậu sẽ cao hơn. Nếu đổi hộ chiếu mới, bạn phải nộp kèm hộ chiếu cũ để người kiểm tra biết bạn từng có visa những nước này.

Sổ hộ khẩu: Nộp bản chính và bản photocopy.

Lệ phí hồ sơ: trả bằng tiền mặt bằng đồng VN tương đương với 60 Euros.

Lưu ý: lệ phí hồ sơ không được hoàn lại trong trường hợp từ chối cấp thị thực.

Visa Schengen - Khó mà dễ!
Visa Schengen – Khó mà dễ!
  1. Giấy tờ chứng minh mục đích của chuyến đi

  • Đi du lịch hay mục đích cá nhân:

Thư mời của một cá nhân trong trường hợp lưu trú tại nhà của cá nhân này.

Giấy xác nhận đăng kí trong trường hợp tham gia du lịch theo nhóm (tour) hoặc một giấy tờ khác phù hợp có thông tin về chương trình du lịch dự kiến.

Trong trường hợp quá cảnh, thị thực hoặc giấy phép nhập cảnh vào quốc gia nơi đổi máy bay. Vé máy bay tiếp theo cho chuyến đi.

Đi công tác:

Giấy mời của một công ty hay một chính quyền để tham dự các cuộc gặp mặt, hội nghị hay sự kiện thương mại, công nghiệp hay nghề nghiệp.

HOẶC các bằng chứng về mối quan hệ thương mại hay nghề nghiệp : hợp đồng, hóa đơn…

HOẶC thẻ ra vào các hội chợ, hội nghị, các giấy tờ xác nhận hoạt động của doanh nghiệp, lệnh công tác.

  •  Đi học hay đi đào tạo:

Xác nhận ghi danh tại một cơ sở giáo dục.

Thẻ sinh viên của một cơ sở giáo dục tại Pháp hay giấy tờ mô tả khóa học mà đương đơn sẽ theo học (trong trường hợp giấy ghi danh không có các thông tin này)

  • Đi với mục đích mang tính chất văn hóa, thể thao, chánh trị hay tính chất khác:

Thư mời, giấy vào cửa, xác nhận đăng ký hay chương trình ghi rõ (nếu có thể) tên tổ chức mời, chịu trách nhiệm tiếp đơn và thời gian lưu trú hoặc bất kỳ giấy tờ nào khác thể hiện rõ mục đích chuyến đi.

  • Đi với mục đích y tế:

Văn bản chính thức của một cơ sở y tế xác nhận rằng Việt Nam hay tại các quốc gia lân cận (Thái Lan, Singapore) không có khả năng trị bệnh này.

Giấy chấp thuận tiếp nhận điều trị của một cơ sở y tế tại Pháp, ghi rõ ngày và thời gian nằm viện và ước tính chi phí điều trị.

Giấy xác nhận chịu tất cả chi phí của một tổ chức hoặc là chứng từ chứng minh các chi phí y tế đã được thanh toán.

Visa Schengen - Khó mà dễ!
Visa Schengen – Khó mà dễ!
  1. Giấy tờ chứng minh chỗ ở:

Giấy xác nhận đặt phòng trong suốt thời gian lưu trú trong khối Schengen, có ghi rõ ngày và thời gian lưu trú. Trình bản chính + bản sao.

HOẶC – trong trường hợp lưu trú tại nhà một cá nhân – bản chính giấy bảo lãnh (attestation d’accueil) (http://vosdroits.service-public.fr/F2191.xhtml) do Tòa thị chính nơi lưu trú cấp. Trình bản chính + bản sao.

  1. Khả năng tài chính:

Giấy tờ chứng minh đương đơn có đủ khả năng tài chính bảo đảm cho các chi phí của chuyến đi trong khu vực Schengen: sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất, chứng nhận số dư tài khoản, sổ tiết kiệm, phiếu lương 3 tháng gần nhất, xác nhận mức lương của người sử dụng lao động (bản chính + bản sao).

  1. Các giấy tờ khác:

Giấy xác nhận đặt vé máy bay 2 lượt đi – về giữa Việt Nam và Pháp, do một công ty du lịch cấp (Bản chính và bản sao).

Lịch trình chuyến đi, ghi rõ ngày đến, ngày đi, số ngày lưu trú tại từng quốc gia và mục đích của chuyến đi.

Giấy tờ chứng minh tình trạng nghề nghiệp:

Nhân viên : giấy xác nhận việc làm có ghi họ tên, chức danh, ngày bắt đầu làm việc và mức lương của đương đơn, được in trên giấy có tiêu đề của công ty, có đề ngày, có chữ ký và con dấu của công ty (bản chánh và bản sao).

Sinh viên: giấy xác nhận ghi danh có ghi ngày dự kiến kết thúc khóa học, giấy xác nhận có học bổng (nếu có) (bản chánh và bản sao).

Người làm công việc tự do, chủ doanh nghiệp: giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, giấy báo thuế (bản chánh và bản sao).

Thị thực của các quốc gia ngoài khối Schengen, nơi đương đơn sẽ đến ngày sau khi rời Pháp (bản chánh và bản sao).

  1. Bảo hiểm đi lại

Bảo hiểm du lịch quốc tế, bảo đảm cho các chi phí nhập viện và vận chuyển về nước tại khu vực Schengen trong thời gian chuyến đi (bản chính + bản sao).

  1. Trẻ dưới 18 tuổi:

Giấy cho phép do cha và mẹ viết và kí tên.

Bản sao hộ chiếu của cha và mẹ (hoặc giấy tùy thân khác có ảnh).

Giấy tờ chứng minh mối liên hệ gia đình.

Visa Schengen - Khó mà dễ!
Visa Schengen – Khó mà dễ!

Lên lịch hẹn và nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị hết những giấy tờ trên, bước tiếp theo là lên lịch hẹn và nộp hồ sơ.

Đầu tiên, bạn hãy đăng ký và kích hoạt tài khoản tại website của bên cấp visa.

Sau khi đăng nhập, bạn hãy điền form theo hướng dẫn và chọn lịch hẹn đến nộp visa. Nên kiểm tra lịch hẹn sớm vì người nộp visa đi Pháp rất đông. Do đó, đôi lúc, lịch có thể kín đến hết tuần.

Sau khi nộp, nhân viên sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn. Nếu có thiếu sót, họ sẽ yêu cầu bổ sung.

Các bạn nên đặt lịch xin visa vào buổi sáng bởi nếu có trục trặc, các bạn có thể kịp thời bổ sung trong cùng ngày.

Về trang phục, bạn nên ăn mặc tươm tất một chút. Điều này không chỉ để người ta nhìn thấy mình là người gọn gàng mà còn để chụp ảnh làm visa. Người ta sẽ chụp ảnh in trên visa ngay tại đó chứ không phải 2 tấm ảnh thẻ mình nộp từ đầu.

Bên cấp visa có dịch vụ trả hộ chiếu qua chuyển phát về tận nhà, tiện lợi với trường hợp những người ở xa. Thời gian nhận visa khoảng 2 tuần.

Visa Schengen - Khó mà dễ!
Visa Schengen – Khó mà dễ!

Sau đây, Ascend Travel xin được hướng dẫn cụ thể làm thế nào để xin visa Pháp

Bước 1: Đặt lịch hẹn (bắt buộc)

Để đi nộp hồ sơ xin visa đi Pháp, cần phải đặt lịch hẹn trước. Mặc dù khi đọc trên mạng vẫn thấy thông tin có thể nộp trực tiếp tại LSQ, nhưng đa số mọi người  sẽ nộp tại agency tiếp nhận hồ sơ của LSQ Pháp, tên là TLScontact.

Địa chỉ TLScontact ở Hà Nội:  Tòa nhà Capital Tower, Tầng 17, Đường Trần Hưng Đạo, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại: + 84 (0) 24 3939 2662

Địa chỉ TLScontact ở Saigon: Vincom Center, Tầng 12A, 72 Lê Thánh Tôn & 45 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Số điện thoại: + 84 (0) 24 3939 2662

Cách đặt lịch hẹn:

Vào link: https://fr.tlscontact.com/vn/, chọn nơi nộp hồ sơ.

Đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Làm theo hướng dẫn.

Lưu ý: Purpose of Travel: chọn Short Stay -> Tourist

Personal Information: chọn option “I will fill out this information by hand at a later date”, rồi tiếp tục làm theo hướng dẫn.

Sau khi hoàn tất, in giấy xác nhận lịch hẹn ra giấy và đem theo khi đến nộp hồ sơ.

Visa Schengen - Khó mà dễ!
Visa Schengen – Khó mà dễ!

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Có rất nhiều bạn lo lắng xin visa Châu Âu tự túc sẽ rớt nếu chưa đi du lịch mấy nước xịn, lương thấp blablabla … Lời khuyên thứ 2 được đưa ra là cứ chuẩn bị hồ sơ đúng như LSQ yêu cầu thì không có gì phải sợ. Lưu ý, tất cả thông tin đều được chuẩn bị bằng tiếng Anh.

Điền thông tin vào đơn nộp visa

2 hình thẻ 3.5×4.5cm, nền trắng (nhớ đem hình đúng kích thước và là hình mới chụp hoàn toàn)

Passport còn hạn ít nhất 6 tháng, nộp bản chính và bản photocopie tất cả các trang thông tin và các trang có dấu (nếu có).

Lên kế hoạch du lịch chi tiết (phần này cần phải đọc và tìm hiểu để lên kế hoạch cho hợp lý): Ngày nào ở đâu, làm gì , đi đứng bằng phương tiện gì. Nếu trong kế hoạch có đi qua nhiều nước, cần ghi rõ ràng. Càng chi tiết càng tốt để LSQ thấy mình thực sự hiểu rõ và nghiêm túc về chuyến đi tự túc của mình. Lưu ý: Trong lịch trình cần ghi thời gian ở Pháp phải dài nhất trong các nước có kế hoạch du lịch.

Booking (giấy xác nhận) đặt phòng khách sạn (tương ứng với kế hoạch du lịch). Các website đặt phòng đều có các loại phòng có thể cancel miễn phí nếu bạn không chắc chắn về khả năng đậu visa.

Booking vé máy bay (nếu bạn chưa chắc chắn, có thể đặt loại có thể huỷ hoàn tiền có tốn phí khoảng 2% giá vé).

Chứng minh việc làm: Hợp đồng lao động (Bản chính và bản sao)

Sao kê ngân hàng tài khoản nhận lương (3 tháng lương gần nhất). LSQ không quy định mức lương phải tối thiểu bao nhiêu nhưng cần được chuyển khoản qua ngân hàng HOẶC Payslips 3 tháng lương gần nhất. Liên hệ với HR và kế toán về vụ payslips này

Giấy xin nghỉ phép với lý do đi du lịch, ghi rõ thời gian nghỉ trong giấy và có chữ ký đóng dấu của công ty.

Chứng minh tài chính: Sổ tiết kiệm tối thiểu 200 triệu đồng (Giấy xác nhận số dư và bản gốc sổ tiết kiệm)

Hạn mức thẻ tín dụng nếu có. Và còn cái gì có giá trị có thể chứng minh quyền sở hữu của mình thì cứ trình ra, sẽ là 1 điểm cộng

Bảo hiểm du lịch quốc tế (mức 30k$, đi bao nhiêu ngày mua bảo hiểm bấy nhiêu ngày),khoảng 500,000VND- 700,000 VND (mua ở Bảo Việt, Cathay đều ok). Bắt buộc phải mua nhé.

Sổ hộ khẩu cần dịch và công chứng.

Visa Schengen - Khó mà dễ!
Visa Schengen – Khó mà dễ!

Bước 3: Nộp hồ sơ

Hãy đến nộp hồ sơ đúng giờ hẹn trong lịch hẹn.

Đem theo toàn bộ giấy tờ đã chuẩn bị đúng theo yêu cầu của phía LSQ, kể cả giấy xác nhận lịch hẹn.

Khi đi nộp hồ sơ, hãy mặc đẹp vì đẹp trai thì mới có nhiều đứa yêu :)). Đùa thôi. Vì 2 tấm hình bạn nộp sẽ giữ để làm hồ sơ, còn hình trên visa sẽ được chụp trực tiếp tại TLS, nên mặc đẹp, chỉn chu để hình visa long lanh.

Nếu hồ sơ được nhận, chi phí làm visa sẽ là  60 Euro phí thị thực + 26 Euro cho dịch vụ của TLS. Trả bằng tiền Việt, tỉ giá theo ngày hôm nộp hồ sơ, có thể trả tiền mặt hoặc quẹt thẻ.

Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu, chúc bạn may mắn lần sau, nhưng thường nếu hồ sơ chuẩn bị đầy đủ như trên thì hà cớ gì mà phải rớt chứ :v

Bước 4: Chờ để Nhận lại passport

Hồ sơ của mọi người sẽ được Lãnh sự Pháp xét duyệt. Nếu có nghi vấn hoặc cần thêm thông tin, Lãnh sự có thể yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ hoặc tham dự phỏng vấn. Trong trường hợp này, bạn yên tâm vì sẽ được email đầy đủ thông tin hướng dẫn.

Thời gian cấp visa là sau khi nộp 15 ngày , phía dịch vụ TLS sẽ gọi điện hoặc gửi mail thông báo bạn đến nhận lại passport. Vậy là xong. Muahaha.

Thông thường LSQ sẽ cấp visa du lịch là 30 ngày, single entry, visa có giá trị 3 tháng. Nếu xui hơn thì có thể LSQ chỉ cấp đúng số ngày đi du lịch, single entry, visa có giá trị 3 tháng.

Visa Schengen - Khó mà dễ!
Visa Schengen – Khó mà dễ!

Mời bạn tham khảo thêm:

  1. Hướng dẫn thủ tục visa châu Âu diện cá nhân tự chi trả.
  2. Hướng dẫn thủ tục visa châu Âu diện công tác
x